Khu Nam Sài Gòn – định hướng và tiềm năng phát triển trong tương lai

24/07/2021

Khu Nam Sài Gòn – định hướng và tiềm năng phát triển trong tương lai

Năm 1996 đánh dấu sự phát triển của Nam Sài Gòn với sự kiện Tập đoàn Phú Mỹ Hưng khởi công xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đến nay, toàn khu vực mới phát triển khoảng 30-35% diện tích với hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, thu hút một bộ phận lớn cư dân đổ về sinh sống. Thông tin quy hoạch bài bản cùng sự xuất hiện của loạt dự án nghìn tỷ đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo và nâng cấp vị thế khu Nam.

Khu Nam Sài Gòn gồm những quận nào?

Khu Nam Sài Gòn gồm huyện Nhà Bè, quận 7, Nam quận 8 (268 ha ở phường 7), Nam Bình Chánh (các xã Hưng Long, Bình Hưng, Phong Phú, An Phú Tây với tổng diện tích 1.839ha). Theo thông tin quy hoạch TP.HCM mới nhất thì khu Nam Sài Gòn sẽ có 2.975ha, tăng 363 ha so với diện tích phê duyệt trước đây. Theo đó, trọng tâm của khu đô thị phía Nam là khu đô thị cảng Hiệp Phước và quận 7. Tại đây sẽ phát triển dịch vụ cảng đi kèm các dịch vụ thương mại khác. Nam Sài Gòn được định hướng trở thành khu vực đô thị sinh thái hiện đại, mang màu sắc đô thị sông nước Nam Bộ. Tại đây sẽ được tập trung phát triển thành khu hỗn hợp đa chức năng gồm công nghiệp sạch, nghỉ dưỡng, giáo dục, trung tâm tài chính, thương mại, khoa học, dịch vụ. Ngoài ra, khu đô thị cảng Hiệp Phước (thuộc huyện Nhà Bè) sẽ trở thành khu đô thị cảng biển quốc tế gồm các phân khu: khu dân cư, khu dịch vụ logistics và khu công nghiệp.

Vị trí Nam Sài Gòn

Trục đường Nguyễn Văn Linh với chiều dài 17,8km, rộng 10 làn xe, lộ giới 120m được lấy làm trọng tâm phát triển của khu Nam Sài Gòn. Nhờ hai đầu ranh giới kéo dài từ khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc lộ 1A đi miền Tây nên khu vực được đánh giá là có nhiều lợi thế về vị trí để phát triển. Dọc theo trục Nguyễn Văn Linh có 21 phân khu chức năng đang được xây dựng.

Khu Nam Sài Gòn được cung cấp điện từ nhà máy Hiệp Phước và từ nguồn điện quốc gia tại các trạm phân phối điện Nam Sài Gòn 1, 2, 3 và 4. Khu vực tiếp nhận nguồn nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đưa về tuyến đường Nguyễn Văn Linh và nguồn nước ngầm tại chỗ.

khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Tọa lạc ở phía Nam thành phố, Phú Mỹ Hưng là khu đô thị kiểu mẫu đáng sống nhất Việt Nam.

Khu Nam Sài Gòn có đủ loại hình sử dụng đất gồm trung tâm tài chính – thương mại, công nghiệp sạch, dịch vụ, khoa học, văn hóa – y tế - giáo dục, các loại hình dân cư, nghỉ ngơi – vui chơi. Trong đó, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được coi là điểm nhấn của cả khu vực. Các tuyến đường kết nối khu đô thị với trung tâm thành phố được hình thành giúp rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian di chuyển bằng xe chỉ còn từ 5-10 phút (tương đương khoảng 5-7km).

Định hướng phát triển khu Nam Sài Gòn

- Dọc theo trục xuyên tâm Nguyễn Văn Linh sẽ là dãy đô thị hiện đại, được triển khai đồng bộ.

- Phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh sẽ là dãy công viên cây xanh đậm nét văn hóa, gồm làng đại học Nam Sài Gòn, khu thể dục thể thao, công viên.

- Phía Nam đường Nguyễn Văn Linh sẽ là vành đai bảo tồn môi trường thiên nhiên.

- Khu vực Tây Nam khu đô thị hình thành Trung tâm thương mại, 2 trung tâm lưu thông hàng hóa (mỗi khu 100ha), Bình Điền (100ha), phía Bắc giáp khu chế xuất Tân Thuận sẽ có nhiệm vụ thúc đẩy lưu thông hàng hóa của cả vùng.

Mục tiêu phát triển khu Nam Sài Gòn

Nằm trong chuỗi các đề án mở rộng và phát triển thành phố, khu Nam Sài Gòn được quy hoạch bài bản hướng đến mục tiêu:

- Xây dựng, phát triển và mở rộng đô thị TP.HCM hướng ra biển Đông

- Giãn dân, giải tỏa áp lực tại khu vực trung tâm thành phố.

- Tăng cường kết nối mạng lưới giao thông xuyên tâm thành phố và vành đai, từ đó tăng cường kết nối cộng đồng, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa.

- Kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo thành chùm khu công nghiệp và đô thị của vùng.

bản đồ quy hoạch nam sài gòn
Bản đồ quy hoạch Nam Sài Gòn.

Quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn gắn liền với chuỗi các đề án xây dựng khu cảng Hiệp Phước, khu công nghiệp Hiệp Phước, nhà máy điện Hiệp Phước, khu chế xuất Tân Thuận…

Các công trình giao thông trọng điểm khu vực Nam Sài Gòn

Những dự án lớn đang, đã và sắp được triển khai tại khu Nam Sài Gòn đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ cho diện mạo khu vực.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Một trong những công trình giao thông quan trọng nhất tại khu vực là cao tốc Bến Lức – Long Thành, kết nối vào tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, có điểm kết thúc tại đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè). Hiện dự án đã hoàn thành được 71,37% khối lượng công việc. Dự án được triển khai nhằm giảm tải áp lực giao thông cho khu vực phía Nam, đồng thời kết nối trực tiếp các tỉnh miền Tây Nam Bộ với miền Đông.

Tuyến metro số 4

Trong các dự án tại khu Nam Sài Gòn, dự án tuyến metro số 4 có quy mô lớn nhất với tổng mức đầu tư 97.000 tỷ đồng. Đây là tuyến metro dài nhất trong hệ thống metro thành phố với tổng chiều dài 35,7km, kết nối quận, huyện Nhà Bè với trung tâm thành phố, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phía Nam Sài Gòn.

Cầu Thủ Thiêm 4

Khu Nam còn được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối về trung tâm thành phố như cầu Thủ Thiêm 4 dài 2,2km kết nối quận 7 với quận 2 với tổng mức đầu tư lên tới 5.254 tỷ đồng. Hay dự án xây dựng đường trục Bắc – Nam bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh và kết thúc tại khu công nghiệp Hiệp Phước với mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.

Hầm chui tại điểm giao cắt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Hầm chui tại nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ cũng đã được khởi công nhằm mục tiêu giảm gỡ nút thắt kẹt xe lớn ở phía Nam thành phố. Theo thiết kế, dự án sẽ xây dựng đảo tròn đường kính 60m ở trung tâm và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Dự án có tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022.

Cầu Bình Khánh

Tại khu vực Nhà Bè, cầu Bình Khánh kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ cũng đang được xây dựng. Đây là 1 trong 2 cây cầu dây văng có độ tĩnh không lớn nhất nước ta, thay thế cho phà Bình Khánh với luồng hàng hải có khả năng cho tàu biển nặng 30.000-50.000 tấn hàng hóa lưu thông về thành phố.

Cầu Nguyễn Khoái

Dự án xây cầu Nguyễn Khoái nối dài từ quận 4, đi qua quận 7 và cầu Phước Khánh kết nối trực tiếp khu Nam Sài Gòn với Nhơn Trạch của Đồng Nai.

Ngoài các dự án giao thông trọng điểm, khu Nam thành phố còn có nhiều công trình được phát triển đồng bộ để kết nối khu vực với trung tâm như đường Huỳnh Tấn Phát, cầu Bình Tiên…

Tiềm năng bất động sản

Hiện tại, nguồn cung bất động sản tại trung tâm thành phố đang dần khan hiếm, giới đầu tư buộc phải chuyển hướng sáng các khu vực vệ sinh và khu Nam Sài Gòn nghiễm nhiên nằm trong tầm ngắm với nguồn cung dồi dào, giá cả hợp lý và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã, đang được triển khai góp phần gia tăng chất lượng sống của người dân cũng nâng tầm giá trị bất động sản tại khu vực. Theo ông Châu, thị trường bất động sản Nam Sài Gòn sẽ nóng dần lên và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm tới. Nhiều dự án hạ tầng được đầu tư tại khu vực được đưa vào sử dụng trong năm 2020-2022. Cùng với hệ thống giao thông đồng bộ, thị trường nhà đất khu vực sẽ thiết lập mặt bằng giá mới và sẽ không còn nóng sốt như hiện nay.

Cùng với đó, chính sách giãn dẫn tác động nhiều đến thị trường bất động sản Nam Sài Gòn. Tại các khu vực phát triển năng động như Nam Sài Gòn, cần cân đối lượng dân số với hạ tầng giao thông và nhu cầu ở. Điều này dẫn tới các khu vực ít dân hơn như huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè bỗng được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Cùng chung nhận định, ông Trần Hiếu, phó tổng giám đốc DKRA Vietnam cho rằng khu Nam Sài Gòn sẽ tiếp tục bùng nổ nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt là mảng văn phòng cho thuê. Nguyên nhân là do khu vực này được thành phố chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông quy mô lớn để kết nối toàn vùng với khu vực trung tâm. Mặt khác, nơi đây thừa hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như các tuyến đại lộ lớn, tiện ích ngoại khu và nhiều mảng xanh.

Những cú hích về hạ tầng, quy hoạch và chính sách phát triển kinh tế đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ vốn đầu tư tại đây. Hiện thị trường bất động sản Nam thành phố khá sôi động với loạt dự án như:

- Riviera Point: dự án căn hộ cao cấp trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) của Keppel Land và Tấn Trường

- Celesta Rise Nhà Bè: dự án căn hộ cao cấp trên đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè) của Keppel Land kết hợp với Phú Long

- Sunshine City Sài Gòn: dự án căn hộ cao cấp trên đường Phú Nhuận (quận 7) của tập đoàn Sunshine

- Sunshine Diamond River: dự án căn hộ cao cấp trên đường Đào Trí (quận 7) của tập toàn Sunshine

- Zeitgeist Nhà Bè: siêu đô thị gồm nhà phố, biệt thự, căn hộ với quy mô 350ha nằm trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè)

- Corona City: khu đô thị gồm nhà phố, biệt thự, căn hộ tại Bình Chánh của chủ đầu tư Khang Điền

- Eco Green Sài Gòn: khu căn hộ cao cấp nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh (quận 7)

- Everde City: dự án đất nền quy mô 356ha tại Long An

- Senturia Nam Sài Gòn: dự án nhà phố, biệt thự cao cấp tại Bình Chánh của chủ đầu tư Tiến Phước

- Lovera Vista: dự án căn hộ tại Bình Chánh của chủ đầu tư Khang Điền

- Mizuki Park: khu đô thị phức hợp kiểu Nhật tại Bình Chánh

- Hado Green Lane: khu căn hộ tại quận 8 của chủ đầu tư Hà Đô

Khánh An (T.H)

>> Thông tin quy hoạch Nhà Bè giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030

Tin liên quan